Tin đăng vào lúc 21:42 04-03-2023, được duyệt bởi Dương Trịnh

Mỹ Đình- Mai Châu- Quan Hóa

Nhà xe Quân Gấm chuyên tuyến 

Bến xe Mỹ Đình- Mai Châu- Quan Hóa, và ngược lại   Quan Hóa- Mai Châu- Bến xe Mỹ Đình - Hà Nội

SDT 0969 675 199. Rất hân hạnh được làm việc !

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN QUAN HÓA

 

 

 

Bản đồ hành chính huyện Quan Hóa

 

1. Vị trí địa lý

Quan Hóa là huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, thị trấn Quan Hóa cách thành phố Thanh Hóa 134 km theo hướng quốc lộ 15A và quốc lộ 217.

Địa bàn Quan Hóa thuộc vùng núi cao, có địa giới hành chính như sau: Phía tây giáp huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) và huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào). Phía bắc giáp huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Phía đông giáp huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa). Phía nam giáp huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa).

Quan Hóa có diện tích tự nhiên 99.069,88 ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa, là huyện có diện tích tự nhiên rộng thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa (sau huyện Thường Xuân). Trong lịch sử, Quan Hóa là một trung tâm chính trị - xã hội quan trọng trong lộ trình Tây tiến từ đồng bằng duyên hải Thanh Hóa lên phía Lào, là con đường giao lưu chủ đạo của miền núi xuống miền xuôi với các dòng sông lớn, nhất là sông Mã, sông Luồng và sông Lò làm đường thủy đã được sử dụng từ rất sớm, đường bộ cũng được hình thành dựa theo các lũng núi.

Quan Hóa là điểm giao cắt các tuyến đường quan trọng. Từ Đông sang Tây, là các tuyến đường nối trung tâm Thanh Hóa ngày xưa, qua Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Bá Thước tới miền biên viễn, nối liền với tỉnh Hủa Phăn của Lào. Từ Bắc xuống Nam, là trạm trung chuyển trên con đường từ Sơn La, Hòa Bình theo ngả Vạn Mai để nối xuống vùng đồi núi phía Nam Thanh Hóa và Tây Nghệ An.

Ba con sông: sông Luồng, sông Lò, đặc biệt sông Mã là dòng sông chính, giữ một vai trò quan trọng đối với giao thông đường thủy, không chỉ đối với huyện Quan Hóa, mà còn với tỉnh Thanh Hóa và khu vực nói chung, khi các con sông này trở thành huyết mạch để lưu chuyển hàng hóa giữa miền núi với miền xuôi, từ đồng bằng ven biển Thanh Hóa đến vùng núi cao biên giới Việt - Lào.

Quan Hóa ngày nay, là giao lộ của hai trục giao thông quan trọng. Quốc lộ 15 là trục giao thông huyết mạch của huyện. Quốc lộ 15 nối trung tâm huyện Quan Hóa với miền xuôi Thanh Hóa qua quốc lộ 217. Ở địa phận huyện Cẩm Thủy, quốc lộ 217 cũng giao cắt với đường mòn Hồ Chí Minh, qua đó, còn giúp kết nối Quan Hóa với hệ thống giao thông miền núi dọc dải Trường Sơn, trên con đường thiên lý nối vào miền Nam. Ở hướng ngược lại, quốc lộ 15 nối Quan Hóa với Hòa Bình qua ngả Vạn Mai. Quốc lộ 15 giao cắt với quốc lộ 6 ở Tòng Đậu giúp kết nối Quan Hóa với trục giao thông huyết mạch từ Hà Nội lên Tây Bắc. Quốc lộ 15 còn giúp việc giao thông thuận lợi hơn giữa Quan Hóa với huyện Bá Thước gần kề, men theo khu bảo tồn quốc gia Pù Luông.

Từ trung tâm thị trấn Quan Hóa, quốc lộ 15 còn giao cắt với đường tỉnh lộ, nối Quan Hóa với trung tâm huyện Mường Lát, và mở cửa thông thương với Lào qua cửa khẩu Tén Tằn

Trong lịch sử, địa bàn Quan Hóa là hậu phương quan trọng, là con đường “Tây tiến” của Mặt trận Thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay, vị trí địa lý này đang mở ra nhiều cơ hội để huyện Quan Hóa phát huy tiềm năng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Quan Hóa có địa hình núi và chia cắt phức tạp: Hơn 60% diện tích của huyện có độ cao trên 700m. Độ cao tuyệt đối (so với mặt nước biển) từ trên 1.400m (xã Trung Thành, xã Trung Sơn) giảm xuống còn khoảng 200m ở xã Xuân Phú. Nơi có độ cao tuyệt đối lớn nhất Quan Hóa là đỉnh núi Pù Hu ở xã Trung Thành cao 1424m và nơi có độ cao tuyệt đối thấp nhất là thung lũng sông Mã tại xã Xuân Phú chỉ 55m.

Do sự chia cắt khá phức tạp mà phần lớn địa hình Quan Hóa có độ dốc lớn và không có một sơn nguyên hoặc cao nguyên nào. Trên 45% diện tích Quan Hóa có độ dốc trên 25o,, tập trung ở hầu hết các xã phía tây, tây bắc và phía đông của huyện. Những khu vực này thích hợp đối với hoạt động lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên, không thích hợp cho hoạt động canh tác nông nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi và dân sinh. Các khu vực có độ dốc dưới 25o chiếm tỷ lệ rất thấp và chủ yếu tập trung tại các thung lũng sông Mã, sông Luồng, có thể phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp với điều kiện phải xây dựng ruộng bậc thang để giữ nước, giảm bớt sự rửa trôi các chất dinh dưỡng và chống xói mòn cho đất.

Sự chia cắt phức tạp của địa hình cùng với độ dốc tương đối lớn, tạo nên bức tranh cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mang lại một số lợi ích như xây dựng các công trình cấp nước tự chảy, nhưng cũng là yếu tố gây nhiều khó khăn trong việc đi lại, xây dựng các công trình, tăng chi phí xây dựng. Đặc điểm chia cắt phức tạp của địa hình cũng làm cho thời gian chiếu sáng tại các thung lũng thường ngắn hơn khu vực đỉnh núi và đồng bằng từ 1 đến 2 giờ.

3. Đặc điểm dân cư

Huyện Quan Hóa có năm dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh, Hoa, Mông cùng sinh sống, theo niên giám dân số năm 2019, tổng số dân toàn huyện là 30672 người

 

Mới
Địa chỉ người đăng tin
49 Phạm Hùng; 96 Hoàng Đạo Thành
Share thông tin

YOUBUS.VN RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH !

Xe các tỉnh
1900
Mỹ Đình- Mai Châu- Quan Hóa
Văn Phòng Đại Diện
YOUBUS.VN
Tầng 6A, Diamond Flower Tower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân , TP.Hà Nội
P: 0844212888 - 0844313999
Email
YOUBUS.VN@gmail.com
Link Facebook